Thinking of VIP...after that... thinking of You and me???


18:56 14 thg 10 2009Công khai0 Lượt xem 0
Doanh nhân nói về những mối lo kinh tế Như một người bệnh vừa hồi tỉnh sau trận ốm nặng, kinhtế VN dù qua “cơn nguy hiểm” vẫn chồng chất mối lo. Nhân ngày doanhnhân VN 13/10, giới doanh nhân chia sẻ nhận định và trải nghiệm vềnhững thăng trầm trong năm khủng hoảng. Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) Một năm trước, sau khi Lehman Brothers sụp đổ vàkhủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, nhiều người rơi vào tình trạnghoảng loạn, và thị trường chứng khoán trong nước sụt giảm quá mức.Nhưng gói kích cầu đã làm được nhiều việc và theo tôi, đã có vai trò“cấp cứu” đối với nền kinh tế. Trong các ngành, lĩnh vực, tôi cho rằngtài chính được hưởng lợi nhiều vì nguồn vốn đã được bơm thẳng thông quacác ngân hàng. Việc hỗ trợ lãi suất giúp cho hàng loạt khoản nợ lẽ rakhông thể thanh toán, nhưng nhờ có lãi suất bù vào, ngân hàng thu đượctiền. Với SSI nói riêng, chúng tôi không chạy theo thịtrường quá nhiều nên ngay cả khi khủng hoảng thì vẫn lãi. Chúng tôi cóphân loại rõ ràng, khi thị trường đi lên thì loại nào là để thu lời,khi thị trường xuống cũng vậy, như gia đình có hai vợ chồng, một ngườilàm trong khu vực nhà nước, một người làm ở khu vực tư nhân, sẽ bổ sungcho nhau. Khi thị trường lên, chúng tôi cũng không đánh giátheo hướng hưng phấn quá mức, vì tôi cho rằng thị trường chứng khoáncần cân đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tôi từng dự báo thịtrường sai, khi cho rằng Vn-Index năm nay chỉ ở trên 350 điểm, bởi tôikhông lường trước được sự hưng phấn của thị trường. Nhưng cũng nhờ vậy,chúng tôi có được kết quả kinh doanh khả quan khi thị trường tiến triểntốt hơn dự báo. Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty phát triển Đô thị Kinh Bắc - Đặng Thành Tâm:Việc Chính phủ trong tuần phát đi thông điệp sẽ tiếptục các chính sách kích thích tăng trưởng được doanh nghiệp rất hoannghênh, vì họ không muốn thời gian kích cầu bị rút ngắn, chính sách nớilỏng tiền tệ chấm dứt. Kinh tế VN như một người ốm nặng mới uống thuốcliều cao thấy hồi tỉnh lại nhanh chóng nhưng chưa có nghĩa là khỏibệnh. Do đó nếu nghĩ là đã hết bệnh mà ngừng uống thuốc, bệnh tái phátsẽ nặng hơn và khó bề cứu chữa.Vừa Chính phủ đã chọn giải pháp kích cầu bù lãi suấtngắn, trung và dài hạn. Vốn kích cầu đã vào toàn bộ nền kinh tế, đặcbiệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính sách này đã kích thích đượcluồng vốn lên đến gần 400.000 tỷ đồng, tức hơn 20 tỷ USD, bằng gần 25%GDP và đã phát huy tác dụng hỗ trợ 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tụcsản xuất, kinh doanh. Kết quả là GDP của Việt Nam tăng trưởng khá tốt,riêng tháng 9 vượt trên 5%, các tháng sau này nhiều khả năng sẽ tănglớn hơn, tăng trưởng GDP cả năm sẽ đạt 5%.Tình hình nhìn chung đang rất thuận lợi, tuy vậy,nhiều chuyên gia cho rằng, với lượng tiền lớn tung ra thì tất yếu lạmphát cao sẽ quay trở lại. Trên thế giới cũng có nhận định, lạm pháttoàn cầu năm 2010 sẽ gia tăng nên đề xuất rút ngắn thời gian kích cầu.Tuy nhiên, cần phải kiên trì duy trì chính sách nhất quán và tiếp tụctính đến các giải pháp kinh tế tốt hơn, không những giúp doanh nghiệpđảm bảo tăng trưởng mà còn giúp sự tăng trưởng chắc chắn và bền vữnghơn.Chúng ta dự kiến lạm phát năm 2009 là dưới 10% và theo cácchuyên gia thì lạm phát thực năm nay sẽ thấp hơn đáng kể so với con sốnày. Như vậy, chưa cần quá lo lắng về lạm phát quay trở lại, mà cần tậptrung hơn nữa cho việc duy trì tăng trưởng bền vững, qua đó giải quyếttốt vấn đề an sinh xã hội. Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB): Đỗ Quang Hiển, người còn được biết đến với biệt danh "bầu Hiển"Với cá nhân tôi và có lẽ với cả nền kinh tế, đãlâu rồi mới lại trải qua một năm nhiều biến động như thế, khi suy thoáixảy ra. Những tác động dễ thấy của khủng hoảng tài chính toàn cầu đếnViệt Nam là đầu ra cho sản phẩm trong nước thu hẹp - xuất khẩu giảm rấtmạnh. Tiêu thụ hàng hóa trong nước cũng đình trệ. Nhiều doanh nghiệpkhông có vốn lưu động, cũng không thể trả lương cho nhân viên. Đầu tưkhông thu hồi được vốn, và vay ngân hàng thì không thể trả lãi và vốn.Tất cả những biến động này đều ảnh hưởng mạnh đến hệ thống ngân hàng,trong đó có SHB. Có những thời điểm các ngân hàng rất khó khăn, khidòng tiền qua ngân hàng giảm, gây căng thẳng về thanh khoản. Cũng maySHB có khâu dự báo khá tốt, nên duy trì được nguồn vốn ổn định trongtương quan với hoạt động tín dụng. Tôi thấy rằng, chính những lúc khó khăn ghi nhận sựhợp tác tốt của các ngân hàng với doanh nghiệp, khi cùng thực hiện góikích cầu thông qua bù lãi suất. Tôi nhớ có thời điểm chúng tôi tổ chứcmột loạt tổ công tác đến các địa phương để triển khai việc hỗ trợ vốn.Việc phối hợp giữa ngân hàng và doanh nghiệp trước nay vẫn diễn ra,nhưng khi có khủng hoảng thì mối quan hệ này càng cho thấy vai trò lớn.Hiện tình hình đã được cải thiện, nhưng tôi cho rằngdoanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn rất khó khăn. Nhiều nơi sản xuất hàng rakhông tiêu thụ được và tình trạng tồn động hàng vẫn đáng lo ngại. Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức: HAGLNền kinh tế VN mới qua giai đoạn nguy hiểm nhưng chưa thể vội mừng. Những gánh nặng thời hậu khủng hoảng vẫn còn đòi hỏi mỗidoanh nghiệp phải có bước đi kịp thời để có cơ hội phát triển thực sựvào những tháng đầu năm 2010. Nền kinh tế thế giới đang phục hồi và VN cũng khôngnằm ngoài đường ray này, song sự phục hồi thường có độ trễ nhất định,vào khoảng vài ba tháng, thậm chí là nửa năm sau mới khẳng định rõdoanh nghiệp nào có năng lực và đang trên đà phát triển. Thời gian qua,Chính phủ đã áp dụng nhiều giải pháp kích cầu, hỗ trợ lãi suất vay, ưuđãi thuế… Đây được coi là liệu pháp tâm lý rất tốt, giúp doanh nghiệptin tưởng vào vai trò điều hành của Nhà nước để tự cứu mình và duy trìsản xuất. Vấn đề còn lại là doanh nghiệp biết vận dụng lợi thế và chiếnlược riêng của mình để duy trì tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn hậukhủng hoảng này.Tôi cho rằng trong khủng hoảng, quan trọng nhất làvai trò của người đầu tàu - người lãnh đạo doanh nghiệp, thể hiện ở độnhạy bén, quyết đoán và dám chịu trách nhiệm. Cơ hội đến và đi rấtnhanh nên không cho phép anh chần chừ hay nhờ đội ngũ cố vấn, tham mưu.Đối với Hoàng Anh Gia Lai cũng vậy, tôi không tin tưởng bất kỳ tổ chứctư vấn hay kết quả điều tra của các tổ chức thế giới. Vì kinh tế VN cóđặc thù riêng nên không thể vận dụng bất kể kinh nghiệm của quốc gianào vào thực tế VN. Xác định 2009 là năm đầy rẫy khó khăn nên Hoàng AnhGia Lai đã 3 lần điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Trong đó, chúng tôitập trung toàn lực vào những lĩnh vực chủ chốt mang lại trên 65% tổngdoanh thu là bất động sản, sau đó là trông rừng, lưới điện và khai tháckhoáng sản. Nguyên tắc là tập trung vào thị trường trọng điểm, đẩynhanh tiến độ các dự án và quyết liệt hơn trong điều hành. Tôi tự quyếtmọi vấn đề và tự chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, toàn côngty. Lúc đó, tôi chỉ tin tưởng vào chính bản thân mình và ra các quyếtđịnh mang tính sống còn của công ty. Và đến thời điểm này, tôi tự tinmà nói rằng mình đã quyết định đúng và ngay trong 3 tháng đầu năm,chúng tôi đã xác định mình đã quay cái mốc nguy hiểm và bắt đầu phục hồi. Tổng giám đốc Hãng hàng không Indochina Airlines - Hà Hùng Dũng: Tín hiệu phục hồi của nền kinh tế đang thể hiện rấtrõ, điều này hứa hẹn sự phát triển của ngành hàng không trong tươnglai. Indochina Airlines là một hãng hàng không tư nhân đầu tiên ra đờitại VN và đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, từ kinh nghiệmkinh doanh đến vốn đầu tư… Tuy nhiên, tôi vẫn tin tưởng vào những tínhiệu tốt trong tương lai khi nền kinh tế qua giai đoạn suy thoái bướcvào giai đoạn phục hồi.Nhiều nhận định cho rằng thị trường hàng không vừaqua giai đoạn thử lửa, nhiều hãng phá sản, sáp nhập hoặc đang đối mặtvới những khoản nợ khổng lồ, song tôi khẳng định nhiều hãng vẫn hoạtđộng bình thường, duy trì tốc độ phát triển. Khủng hoảng giống như mộtcuộc thử lửa, doanh nghiệp nào còn tồn tại thì sẽ phát triển bền vững. (Hồng Anh - Ngọc Châu*VNE)

Nhận xét